NOC - National Occupational Classification
- Home
- Định cư Canada
- NOC là gì?
NOC LÀ GÌ? DANH SÁCH CÁC NGÀNH NGHỀ ÁP DỤNG NOC TẠI CANADA
Khi tìm hiểu về cơ hội định cư và làm việc tại Canada, thuật ngữ NOC thường xuyên xuất hiện. Vậy NOC là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến việc làm và định cư tại Canada?
NOC Là Gì?
NOC, viết tắt của National Occupational Classification (Phân loại Nghề Quốc gia), là hệ thống phân loại nghề nghiệp chính thức của Canada. Được phát triển và duy trì bởi Cục Thống kê Canada (Statistics Canada) và Bộ Lao Động Canada (Employment and Social Development Canada), NOC cung cấp một khung phân loại chi tiết cho tất cả các nghề nghiệp trong nền kinh tế Canada.
Mã NOC thường được IRCC dựa vào để xác định tình trạng thiếu hụt nhân sự trong thị trường lao động Canada. Từ đó, quản lý tốt hơn các chương trình liên quan đến thường trú nhân kinh tế, chương trình công nhân tạm thời. Cũng như đề ra các chính sách tuyển dụng hợp lý nhất cho người lao động trong và ngoài nước.
Chức năng chính của NOC bao gồm:
Phân Loại Nghề Nghiệp: NOC phân loại các nghề nghiệp dựa trên loại công việc và yêu cầu về kỹ năng. Mỗi nghề nghiệp được chỉ định một mã NOC riêng biệt cùng với mô tả công việc chi tiết.
Xác Định Yêu Cầu: Hệ thống NOC giúp xác định yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, và kỹ năng cần thiết cho từng nghề nghiệp. Điều này hỗ trợ trong việc phân tích nhu cầu lao động và thiết lập tiêu chuẩn cho các chương trình nhập cư.
Hỗ Trợ Quy Trình Nhập Cư: Trong nhiều chương trình nhập cư của Canada như Express Entry và Provincial Nominee Program (PNP), mã NOC của nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến khả năng đủ điều kiện và điểm số của ứng viên.
Một số chương trình định cư Canada diện kinh tế (lao động và đầu tư) thậm chí còn giới hạn đối với những người nộp đơn có kinh nghiệm trong các ngành nghề được xác định theo mã NOC cụ thể. Do đó, điều cực kỳ quan trọng với người nộp đơn là phải hiểu cách thức hoạt động của mã NOC.
Mã NOC sắp xếp các nghề nghiệp bằng cách chỉ định theo danh mục Đào tạo, Giáo dục, Kinh nghiệm và Trách nhiệm (TEER). Có 6 danh mục TEER khác nhau từ TEER 0 đến TEER 5. Chữ số thứ hai trong mã NOC sẽ cho biết danh mục TEER của quý vị là gì. Trong đó, mã NOC được chia nhỏ như sau:
- – Chữ số đầu tiên biểu thị danh mục nghề nghiệp;
- – Chữ số thứ 2 biểu thị loại TEER;
- – 2 chữ số đầu tiên cộng lại biểu thị nhóm chính;
- – 3 chữ số đầu tiên biểu thị nhóm phụ;
- – 4 chữ số đầu tiên biểu thị nhóm nhỏ;
- – 5 chữ số đầy đủ biểu thị nhóm đơn vị hoặc chính nghề nghiệp đó.
CÁC LOẠI KỸ NĂNG NGÀNH NGHỀ NOC
Tất cả các ngành nghề ở Canada được chia thành 10 loại kỹ năng khác nhau. Cụ thể:
Mã NOC | Mô tả |
0 | Nghề quản lý |
1 | Nghề kinh doanh, tài chính và quản trị |
2 | Khoa học tự nhiên và ứng dụng cùng các ngành nghề liên quan |
3 | Các ngành nghề sức khỏe |
4 | Nghề nghiệp trong giáo dục, luật và các dịch vụ xã hội, cộng đồng và chính phủ |
5 | Nghề nghệ thuật, văn hóa, giải trí và thể thao |
6 | Nghề bán hàng và dịch vụ |
7 | Kinh doanh, vận chuyển và vận hành thiết bị cùng các nghề liên quan |
8 | Tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và các ngành nghề sản xuất liên quan |
9 | Nghề sản xuất và tiện ích |
CHI TIẾT VỀ 5 CẤP ĐỘ KỸ NĂNG NOC
Đi kèm với mã NOC là yêu cầu về trình độ. Riêng đối với mục đích nhập cư Canada, các nhóm trình độ chính có thể kế đến như:
Viết tắt | Trình độ | Mô tả | Ngành nghề |
NOC 0 | Trình độ loại 0 (Skill type 0) | Là nhóm của những công việc quản lí. Nhóm này đòi hỏi bạn phải có trình độ cũng như bằng cấp ở mức độ cao. | Giám đốc hệ thống thông tin, giám đốc xây dựng, giám đốc vận hành |
NOC A | Trình độ cấp độ A (Skill level A) | Là nhóm những công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao, đòi hỏi bạn cần bằng cấp của một trường đại học cho những công việc này. | Bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư |
NOC B | Trình độ cấp độ B (Skill level B) | Là nhóm những công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao, đòi hỏi bạn cần bằng cấp của một trường đại học cho những công việc này. | Đầu bếp, thợ điện, thợ ống nước |
NOC C | Trình độ cấp độ C (Skill level C) | Là nhóm những công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao, đòi hỏi bạn cần bằng cấp của một trường đại học cho những công việc này. | Tài xế xe tải đường dài, người bán thịt, phục vụ đồ ăn và thức uống |
NOC D | Trình độ cấp độ D (Skill level D) | Là nhóm ngành nghề lao động chân tay. Chỉ cần bạn có kinh nghiệm làm việc là được và đến Canada sẽ được đào tạo thêm. | Nhân viên vệ sinh, công nhân mỏ dầu, công nhân hái trái cây |
Hầu hết các chương trình nhập cư Canada, chính phủ sẽ sử dụng NOC để quyết định xem một công việc hoặc loại kinh nghiệm làm việc có đáp ứng đủ điều kiện của họ hay không. Thông thường, các công việc “có kỹ năng” là những công việc có Kỹ năng NOC thuộc Loại 0, A hoặc B.
STT | Ngành nghề |
1 | Nhà lập pháp |
2 | Quan chức chính phủ |
3 | Nhà quản lý cấp cao về tài chính, truyền thông các dịch vụ kinh doanh |
4 | Nhà quản lý cấp cao về sức khỏe, giáo dục, dịch vụ xã hội và công đồng |
5 | Nhà quản lý cấp cao về xây dựng, vận tải và sản xuất |
6 | Nhà quản lý tài chính |
7 | Nhà quản lý nguồn nhân lực |
8 | Nhà quản lý thu mua |
9 | Nhà quản lý các dịch vụ hành chính |
10 | Bảo hiểm, bất động sản và quản lý môi giới tài chính |
11 | Ngân hàng, tín dụng và quản lý đầu tư |
12 | Nhà quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe |
13 | Nhà quản lý và phát triển các chính sách xã hội |
14 | Nhà phân tích, quản lý và phát triển các chương trình chính sách kinh tế |
15 | Nhà phân tích, quản lý và phát triển các chương trình chính sách giáo dục |
16 | Cán bộ quản lý điều hành công |
17 | Quản trị giáo dục sau trung học và dạy nghề đào tạo |
18 | Hiệu trưởng nhà trường và các quản trị viên của giáo dục tiểu học và trung học |
19 | Nhà quản lý các dịch vụ cải huấn trong cộng đồng |
20 | Nhân viên cảnh sát |
21 | Cán bộ chữa cháy cao cấp |
22 | Chuyên viên giám sát văn phòng và nhân viên hỗ trợ hành chính |
23 | Chuyên viên quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng |
24 | Chuyên viên tư vấn quản lý kinh doanh |
25 | Đại lý, đại lý đầu tư chứng khoán và công ty môi giới |
26 | Nhà phân tích tài chính và đầu tư |
27 | Nhà kiểm toán tài chính và kế toán |
28 | Nhà quản lý trong nuôi trồng thủy sản |
29 | Nhà quản lý trong nghề làm vườn |
30 | Nhà quản lý trong nông nghiệp |
31 | Quản lý trong sản xuất và khai thác tài nguyên thiên nhiên |
32 | Quản lý vận tải |
33 | Cán bộ quản lý cơ sở hoạt động và bảo dưỡng |
34 | Cán bộ quản lý xây dựng |
35 | Nhà quản lý dịch vụ cá nhân |
36 | Quản lý dịch vụ cho thuê nơi ở |
37 | Quản lý nhà hàng và dịch vụ ăn uống |
38 | Nhà quản lý thương mại bán buôn và bán lẻ |
39 | Nhà quản lý bán hàng |
40 | Giám đốc dịch vụ giải trí và thể thao |
41 | Quản lý xuất bản, hình ảnh chuyển động, phát thanh truyền hình và biểu diễn nghệ thuật |
42 | Quản lý thư viện, lưu trữ, bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật |
43 | Sĩ quan của các lực lượng quân đội Canada |
44 | Nhà quản lý máy tính và hệ thống thông tin |
45 | Nhà quản lý kiến trúc và khoa học |
46 | Nhà quản lý các dịch vụ bưu chính và viễn thông |
47 | Nhà quản lý các hãng viễn thông |
48 | Quản lý các dịch vụ kinh doanh |
49 | Nhà quản lý tiện ích |
50 | Các nhà quản lý quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng |
51 | Nhà môi giới nhà ở cho thuê, giao thông hàng hải và các dịch vụ khác |
52 | Thẩm định viên |
53 | Kỹ thuật viên kế toán và kế toán sổ sách |
54 | Cán bộ thống kê và các ngành nghề hỗ trợ nghiên cứu liên quan |
55 | Kỹ thuật viên quản lý hồ sơ |
56 | Chuyên viên quản lý thông tin y tế |
57 | Phóng viên tòa án, y tế và các ngành nghề liên quan |
58 | Trợ lý hành chính y tế |
59 | Trợ lý hành chính pháp lý |
60 | Bảo hiểm việc làm, di trú, dịch vụ biên giới và các cán bộ doanh thu |
61 | Nhân viên Tòa án và thẩm phán hòa giải |
62 | Nhà lên kế hoạch hội nghị và sự kiện |
63 | Trợ lý điều hành |
64 | Chuyên viên kiểm soát mail và phân phối thông tin nghề nghiệp |
Để tra cứu mã NOC cho ngành nghề của bạn, bạn có thể sử dụng các công cụ tra cứu trực tuyến như:
- Trang Web Chính Thức của NOC: National Occupational Classification
- Job Bank Canada: Job Bank
Trên các trang web này, bạn có thể tìm kiếm theo từ khóa nghề nghiệp hoặc mã NOC để xem các thông tin chi tiết về yêu cầu và mô tả công việc.
Các chương trình định cư Canada diện tay nghề áp dụng NOC
Chương trình định cư Canada diện tay nghề Liên bang (Express Entry)
Express Entry là chương trình dành cho ứng viên là người nước ngoài có trình độ chuyên môn, bằng cấp và kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể muốn đến sinh sống và làm việc lâu dài tại các tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ Canada (ngoại trừ tỉnh bang Quebec).
Express Entry sử dụng mã NOC để đánh giá tính đủ điều kiện của ứng viên thông qua việc cộng điểm dựa trên các yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, trình độ ngoại ngữ, Thư mời làm việc và mã NOC của vị trí được mời là yếu tố quan trọng. Hiện tại, để đủ điều kiện tham gia chương trình Express Entry, ứng viên cần có kinh nghiệm làm việc thuộc nhóm NOC 0, A hoặc B.
Chương trình định cư Canada diện tay nghề do Tỉnh bang Đề cử (PNP)
Chương trình này dành cho người lao động nước ngoài muốn đến khu vực, tỉnh bang cụ thể tại Canada để sinh sống và làm việc, ngoại trừ Quebec. Mã NOC thường được sử dụng để đánh giá tính đủ điều kiện của ứng viên theo các Chương trình Đề cử tỉnh bang. Mỗi tỉnh bang khác nhau có những yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với một số ngành nghề nhất định và mã NOC giúp điều chỉnh các kỹ năng của ứng viên phù hợp với nhu cầu của tỉnh bang đó.
Chương trình định cư diện tay nghề khu vực Đại Tây Dương
Áp dụng cho 4 tỉnh: New Brunswick, Newfoundland and Labrador, Nova Scotia, Prince Edward Island; phù hợp cho ứng viên có kinh nghiệm làm việc thuộc NOC 0, A, B và C.
Việc hiểu rõ về hệ thống NOC và các mã NOC liên quan đến nghề nghiệp của bạn là điều cần thiết trong quá trình định cư và làm việc tại Canada. Điều này giúp bạn biết được nghề nghiệp của mình có phù hợp với yêu cầu của các chương trình nhập cư không, cũng như chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xin visa và tìm kiếm việc làm với cơ hội định cư tại Canada.